Sản phẩm mới

MDF thường
MDF PHỦ VENEER THÔNG
GỖ GHÉP PHỦ VENEER SỒI
VÁN ÉP PHỦ PHIM
TẤM XI MĂNG SMARTBOARD
TẤM XI MĂNG DURA
GỖ CĂM XE LÓT SÀN
GỖ GHÉP CAOSU
VÁN ÉP PHỦ VENEER WALNUT
MDF PHỦ MELAMINE TRẮNG
MDF PHỦ VENEER TRÀM
VÁN ÉP MẶT THÔNG PHỦ KEO
VÁN ÉP MẶT THÔNG
VÁN ÉP BẠCH DƯƠNG
TẤM XI MĂNG DĂM GỖ
cẩm thạch 02
Cắt CNC 02
Cắt CNC 01
MDF PHỦ TRẮNG
VÁN NHỰA PVC - TRƠN
GỖ GHÉP PHỦ MÀU
CẮT CNC - GỖ GHÉP PHỦ VENEER GÕ ĐỎ - KEO
GỖ GHÉP PHỦ VENEER WHITE ASH
GỖ GHÉP TRÀM
MDF CHỐNG ẨM PHỦ VENEER SỒI - KỸ THUẬT
MDF CHỐNG ẨM PHỦ TRẮNG
GỖ GHÉP PHỦ VENEER SỒI - KEO
MDF CHỐNG ẨM PHỦ VENEER WALNUT
MDF CHỐNG ẨM PHỦ VENEER XOAN ĐÀO
MDF CHỐNG ẨM PHỦ MELAMINE TRẮNG
Cẩm thạch 05
MDF CHỐNG ẨM PHỦ VENEER SỒI - TỰ NHIÊN
Ván MDF chống ẩm
GỖ GHÉP PHỦ VENEER XOAN ĐÀO
GỖ GHÉP THÔNG
Ván HDF
Cẩm thạch 07
GỖ GHÉP PHỦ VENEER XOAN - KEO
Cẩm thạch 08
GỖ GHÉP CAOSU - PHỦ KEO
GỖ GHÉP XOAN MỘC
Cẩm thạch 09
GỖ GHÉP XOAN MỘC - GHÉP SUỐT
Cẩm thạch 10
GỖ GHÉP PHỦ VENEER GÕ ĐỎ - KEO
GỖ GHÉP CĂM XE
Cẩm thạch 11
GG PHỦ VENEER CAOSU
GỖ GHÉP XOAN MỘC - PHỦ KEO
Cẩm thạch 12
GỖ GHÉP PHỦ VENEER CĂM XE
Cẩm thạch 14
Cẩm thạch 15
Cẩm thạch 16
Cẩm thạch 18
Cầm thạch 19
Cẩm thạch 20

Sản phẩm chi tiết

  • Thông tin sản phẩm

1Gỗ ghép Tràm là gì?

- Gỗ Tràm ghép được sản xuất từ loại gỗ tràm bông vàng hay còn được gọi keo lá tràm. Loại cây này được trồng rộng rãi tại các quốc gia nhiệt đới. Việt Nam thường có 2 loại là Tràm gió và Tràm trà. Gỗ Tràm ghép trải qua quá trình sơ chế bằng phương pháp tẩm sấy trong điều kiện áp suất cao nên không bị mối mọt và côn trùng tấn công đảm bảo chất lượng tuyệt đối đồng thời nó có độ bền cao nên đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

 

- Gỗ Tràm sau khi được bào nhẵn và sử dụng keo nhập khẩu để ghép lại thành 1 tấm ván ghép – chính là gỗ Tràm ghép, nó đã nhanh chóng trở thành nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất đồ gỗ nội thất mà giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tràm tự nhiên.

 

2. Cấu tạo của gỗ ghép Tràm

- Cấu tạo của loại gỗ tràm ghép gồm 3 phần đó là: Gỗ tự nhiên + keo dán + lớp phủ bề mặt.

+ Gỗ tự nhiên: là gỗ của cây tràm được khai thác từ rừng trồng hoặc thu mua tại nhà máy sản xuất gỗ. Loại gỗ này đã qua quá trình kiểm nghiệm chặt chẽ về mặt chất lượng.

+ Keo dán: có tác dụng kết dính các thanh gỗ lại với nhau. Keo sử dụng là loại đặc chủng, có độ kết dính cao nhưng vẫn đảm bảo thân thiện, không chứa chất độc hại cho sức khỏe người dùng. Cụ thể là: Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

+ Lớp phủ bề mặt: Để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm quý vị có thể lựa chọn thêm lớp bề mặt để phủ lên bề mặt tấm. Một số loại bề mặt phủ thông dụng là: Veneer, melamine, lamilate, keo bóng, … Tùy thuộc nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại phù hợp.

3.Các loại gỗ ghép Tràm hiện nay

3.1 Phân loại dựa vào tiêu chuẩn bề mặt

Dựa vào bề mặt thì gỗ ghép Tràm thường được phân làm các loại: AA, AB, AC, BC, CC ghép theo tiêu chuẩn A, B, C của mỗi loại mặt. Tùy theo từng đơn vị sản xuất hoặc từng đơn của khách mà những tiêu chuẩn này được gọi tên hoặc quy định khác nhau:

Tiêu chuẩn A: Mặt gỗ không có mắt chết, mắt sống cho phép từ 3-7 nốt/ tấm không quá 3 nốt /m2, tỉ lệ dác từ 5-12%

Tiêu chuẩn B: Mặt gỗ cho phép có mắt sống, có một số mắt chết nhỏ, không quá 3 mắt chết/m2, tỉ lệ dác từ 12-30%

Tiêu chuẩn C: Là tiêu chuẩn cuối cùng chỉ yêu cầu bề mặt tấm ván ghép đảm bảo phẳng không lồi lõm, cho phép xuất hiện cả mắt chết và mắt sống (không giới hạn số lượng).

 

    

 

3.2 Phân loại theo kiểu ghép mộng

Cách phân này có 2 loại là: ghép theo mộng đứng và ghép mộng nằm.

+ Ghép kiểu mộng đứng (mộng nổi – finger joint): chính là kiểu ghép răng cưa đứng, bề mặt của tấm ván ghép sau khi được đánh mộng hoàn chỉnh sẽ có răng cưa được nổi lên bề mặt tấm ván, có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.

+ Ghép kiểu mông nằm (ghép mộng chìm- finger butt joint): kiểu ghép này bề mặt răng cưa được ẩn vào bên trong. Dùng mắt thường để quan sát thì chúng ta chỉ thấy bề mặt ghép ngang

   

 

 

4.Ưu nhược điểm gỗ ghép Tràm

4.1 Ưu điểm của gỗ ghép tràm

- Không bị mối mọt, côn trùng tấn công.

- Hạn chế co rút hay giãn nở khi chịu tác động thất thường của thời tiết.

- Có độ bền cao, sử dụng được lâu dài.

- Dễ lau chùi vệ sinh, không bị ẩm mốc, không bị cong vênh, khả năng chống chịu tốt.

- Màu sắc giống với gỗ tự nhiên, bền màu qua thời gian và có thể đạt mốc tuổi thọ có thể lên tới 20 năm.

- Những loại gỗ ghép tràm rất đa dạng về mẫu mã, kích thước, có tính thẩm mỹ cao.

- Giá thành lại rẻ hơn gỗ tự nhiên, giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí.

- Gỗ ghép tràm được sản xuất không sử dụng chất hoá học, lại có nguồn gốc từ rừng trồng nên đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường

- Giá thành rẻ hơn từ 35- 40% so với gỗ tự nhiên, tiết kiệm chi phí tối đa cho gia đình bạn.

4.2 Nhược điểm của gỗ ghép Tràm

- Gỗ ghép tràm không được đồng đều về màu sắc và đường vân vì do ghép từ những thanh gỗ nhỏ khác nhau.

 

5. Ứng dụng của gỗ ghép Tràm trong đời sống

Gỗ ghép tràm hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất các đồ dùng nội thất – ngoại thất như: Bàn, ghế, giường, tủ, kệ sách, giá sách, kệ giày kép,… Các sản phẩm này không những có độ bền mà các thanh gỗ được ghép với nhau tạo thành hoa văn lạ mắt có tính thẩm mỹ cao.

►Trang trí tường làm bằng gỗ Tràm

 

►Ghế để đầu giường 

Đồ gia dụng

 

 

Giường làm từ gỗ ghép Tràm

 

Ngoài ra gỗ tràm ghép còn được dùng làm khung tranh ảnh, đồ dùng gia đình, ốp lát cầu thang, sàn nhà, trần nhà, ốp tường ngoài trời, ban công, hành lang,… Gỗ ghép tràm mang lại màu sắc tự nhiên, tươi sáng, sang trọng.

Với đặc tính không bị mối mọt và côn trùng tấn công, lại có độ bền cứng trong điều kiện mưa, nắng nên gỗ tràm ghép rất thích hợp làm ván sàn, tủ quần áo mà giá thành rẻ hơn các loại gỗ ghép tự nhiên khác.

 

Sản phẩm cùng loại